Chủ nhật, 10/09/2023 08:00
Là một phần của Chương trình nghị sự 2030 (The 2030 Agenda), khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng năng lực để tăng cường và điều chỉnh các hệ sinh thái ĐMST nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs). Không chỉ hoạch định, dẫn dắt và đánh giá, Cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã có nhiều hành động và khuyến nghị cụ thể hỗ trợ các quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu đã cam kết, trong đó có Việt Nam.
Chủ nhật, 10/09/2023 07:55
Điều tạo nên sự khác biệt cho các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo (ĐMST) chính là sự tập trung rõ ràng vào mục tiêu tăng cường năng lực, cụ thể là tăng cường năng lực của các ngành, khu vực hoặc quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động ĐMST. Chương trình Aus4Innovation* đã tiến hành đánh giá nhiều chương trình hỗ trợ ĐMST quốc tế khác nhau để xác định một số nguyên tắc và bài học quan trọng cho hoạt động thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ ĐMST.
Chủ nhật, 10/09/2023 07:50
Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động theo mô hình quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tình hình mới. Tạp chí KH&CN Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Ích - Phó Giám đốc Phụ trách Cơ quan điều hành NATIF về những điểm mới trong hoạt động của NATIF và một số vấn đề liên quan tới các hoạt động hỗ trợ của Quỹ dành cho doanh nghiệp.
Chủ nhật, 10/09/2023 07:45
Tại Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/04/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) về quyền tác giả (QTG), quyền liên quan (sau đây gọi tắt là Nghị định 17), trách nhiệm gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập tới nội dung thông tin số xâm phạm QTG đã được đặt ra đối với các nhà cung cấp dịch vụ trung gian (Intermediary Service Provider - ISP) ở Việt Nam. Đây được xem là một bước tiến bộ, song những quy định này vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Bài viết phân tích về trách nhiệm của ISP đối với hành vi xâm phạm QTG trong môi trường số trên cơ sở so sánh với pháp luật nước ngoài, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nội dung liên quan trong Nghị định 17.
Chủ nhật, 10/09/2023 07:40
Ngày 10/01/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BTC (Thông tư số 03) quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN). Ngày 08/05/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN (Thông tư số 02) hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN. Hai Thông tư nêu trên có
các quy định mới so với Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN (Thông tư số 55) nhằm tháo gỡ một số tồn tại, vướng mắc trong các quy định hiện hành về công tác dự toán kinh phí nhiệm vụ KH&CN.
Chủ nhật, 10/09/2023 07:35
Tháng 6/2023, khi hãng đồng hồ Thụy Sỹ Christophe Claret trình làng bộ sưu tập đồng hồ tôn vinh các danh nhân lịch sử, trong đó có một sản phẩm thiết kế tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng, nhiều người Việt Nam đã bày tỏ sự hân hoan trên các trang mạng xã hội. Nhưng ngay sau đó, một số người đã nhanh chóng phát hiện sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa thiết kế của Christophe Claret và 2 tác phẩm của họa sỹ trẻ Xuân Lam giới thiệu trong triển lãm Vẽ lại tranh dân gian từ năm 2019. Mặc dù sự việc đang được hai bên giải quyết, song ngay từ khi phát hiện sự giống nhau nêu trên, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Có hay không sự xâm phạm quyền tác giả?
Chủ nhật, 10/09/2023 07:30
Dư luận gần đây xôn xao về vụ việc có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả khi một người đã ký tên lên một bức tranh mà mình đã mua. Đặc biệt lại là một bức tranh sao chép mà không có sự đồng ý của tác giả (đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Bài viết sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi này.
Chủ nhật, 10/09/2023 07:25
Nông nghiệp chiếm một vị thế vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng mới giúp nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng hiệu quả kinh tế luôn được chú trọng. Tuy nhiên, việc ra đời những giống cây trồng mới cũng đặt ra không ít thách thức trong việc bảo hộ cũng như thực thi pháp luật về bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam.
Thứ năm, 10/08/2023 08:00
Ngày 30/01/2023, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSN) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Nghị quyết đặt ra mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta thành quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về CNSH, thuộc nhóm dẫn đầu châu Á. Bài viết phân tích
những vấn đề trọng tâm của ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng này, cũng như tập trung làm rõ một số giải pháp trọng tâm nhằm phát triển lĩnh vực CNSH trong tình hình mới.
Thứ năm, 10/08/2023 07:55
Tại Hội nghị Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không chính thức lần thứ 12 (IAMMSTI-12) được tổ chức tại Brunei Darussalam vào cuối tháng 6 vừa qua, các Bộ trưởng đã dành thời gian để chia sẻ, thảo luận về phát triển KH,CN&ĐMST đối với vấn đề trung hòa carbon và tăng trưởng bền vững. Bài viết tổng hợp các cam kết cũng như đề xuất giải pháp phát triển KH,CN&ĐMST để thúc đẩy chính sách trung hòa carbon phục vụ tăng trưởng bền vững tại Việt Nam.